Xe nâng là thiết bị dùng để nâng hàng trong nhà xưởng, kho hàng, có lắp càng nâng ở phía trước, thay đổi chiều cao nâng bằng cách sử dụng xylanh thủy lực.
Trên đây là định nghĩa chung về xe nâng với tất cả các phân loại và ứng dụng trong từng ngành nghề riêng biệt, bởi phân loại chi tiết theo chức năng, tải trọng và kiểu điều khiển thì có nhiều loại, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn xe nâng là gì theo những tiêu chí phân loại rõ ràng phù hợp với tính điểm khi mà hiện nay cấu hình xe luôn thay đổi và được cập nhật theo công nghệ mới nhất.
Xe nâng tay thủy lực là gì?
Xe nâng tay thủy lực hay còn có tên gọi khác là xe nâng kích tay, là thiết bị nâng có cấu tạo đơn giản nhất, chủ yếu là thiết kế cơ khí phục vụ những hoạt động nâng hạ đơn thuần, cấu tạo gồm các bộ phận:
- Bơm thủy lực
- Càng nâng
- Bánh xe dẫn hướng, bánh xe tải
- Tay cần điều khiển
Cấu tạo của xe nâng tay sẽ vững chắc hơn nếu như được tăng cường gân tăng cứng dọc càng, đây là vị trí trọng yếu giúp tăng khả năng chịu uốn của càng xe theo tính toán ứng suất của sức bền vật liệu, tất nhiên giá xe nâng loại này sẽ cao hơn so với những sản phẩm thông thường.
Xe nâng tay có giá thành dao động từ 3.9-4.3 triệu cho sản phẩm cơ bản, tải trọng nâng từ 2.5-3 tấn, nếu cần tải trọng lên đến 5 tấn hoặc chiều dài càng xe lên đến 1800mm thì phải dùng những sản phẩm đặc biệt hơn.
Định nghĩa xe nâng ngồi lái
Đây là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất và có cấu tạo phức tạp hơn cả, các nhà kho, công ty sản xuất hớn, xe nâng ngồi lái chia thành 2 loại chính là xe nâng dầu và xe nâng điện.
Các yếu tố cơ bản trên xe nâng ngồi lái
Xe nâng hàng sử dụng động cơ đốt trong hoặc động cơ điện có những bộ phận quan trọng có thể kể đến như sau:
Động cơ: Động cơ dầu diesel là nguồn gốc khởi sinh năng lượng cung cấp cho toàn bộ các hoạt động di chuyển và nâng hạ của xe, các nước sản xuất động cơ lớn là Trung Quốc, Nhật Bản với các dòng động cơ nổi bật như Xinchai C490, Mitsubishi S4S, Isuzu C240.
Đối với xe nâng điện ngồi lái thường sẽ được trang bị 2 khối động cơ là động cơ di chuyển và dẫn động thủy lực hoạt động bằng nguồn cấp điện 3 pha từ ăc quy, nguồn năng lượng này lấy từ bình điện được sạc từ trước và thời gian trung bình có thể kéo dài từ 6-8h.
Khung nâng: Chiều cao nâng của xe và khả năng hoạt động của xe nâng được quyết định bởi kết cấu khung nâng, chiều cao nâng có thể đạt 3m, 4m, 5m, 6m tùy theo yêu cầu. Có thể làm việc ở trong lòng container hoặc môi trường bên ngoài.
Trên khung nâng gắn các bộ phận giá nâng, khung bảo vệ, càng nâng.
Đối trọng: Là phần phía sau xe nâng để giúp xe nâng đạt trạng thái cân bằng khi nâng hàng, đối trọng được thiết kế đủ lớn và kích thước dài rộng hợp lý để xe nâng có thể làm việc trong các môi trường cần có sự nhỏ gọn, tất nhiên xe nâng tải trọng càng lớn thì kích thước của xe sẽ tăng theo.
Bộ công tác: Các option bộ công tác thay thế cho càng nâng thông thường được sử dụng trong các điều kiện vận chuyển hàng đặc biệt như bộ kẹp giấy, bộ kẹp gạch, bộ càng xoay, ngoài ra chiều dài càng nâng có thể chọn dài hơn như 1520mm, 1820mm, 1970mm.
Bộ công tác bạn có thể chọn lắp rời hoặc lắp kèm theo xe, ví dụ bộ kẹp gạch khi không sử dụng có thể sử dụng van tháo nhanh để tháo rời và xe nâng sẽ hoạt động ở trạng thái bình thường mới.
Xe nâng thường được được sử dụng ở các công trường xây dựng thường là xe nâng dầu diesel bởi thời tiết và môi trường không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình hoạt động của loại xe nâng này.
Trái lại, nhưng môi trường như kho hàng sạch, được đầu tư bài bản thường sử dụng xe nâng điện vơi ưu thế về môi trường và nhiên liệu tiêu thụ giá thành thấp khi sử dụng lâu dài.
Hy vọng bài viết ngắn này đã giúp quý khách hàng hiểu rõ xe nâng là gì và những điều cần biết khi chọn mua xe nâng. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết cách chọn lựa loại xe nâng phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.